Kinh dịch là một bộ môn khoa học cổ phương đông. Kinh dịch được dùng để bói toán thông qua việc tính toán xu hướng vận động của vạn vật qua không gian và thời gian…

Kinh dịch là gì?

Kinh Dịch là bộ môn khoa học cổ biểu thị sự vận động của thế giới tự nhiên thông qua 2 khí Âm Dương. Thực tế thì quẻ dịch cũng chỉ bao gồm 2 vạch Âm Dương để biểu thị vận động của 2 khí thông qua hệ thống 64 quẻ dịch.

Học kinh dịch để làm gì?

Học kinh dịch nói thật là để bói, sinh ra kinh dịch là để bói, để dự đoán sự vận hành của vạn vật… Khác với tư duy của các nhà nho áp Kinh Dịch vào đạo xử thế trong xã hội. Mọi người nên chú ý điều này để nghiên cứu được đúng đường đúng lối.

Học kinh dịch bắt đầu từ đâu?

Học kinh dịch bắt đầu từ đâu là câu hỏi mà rất nhiều người trăn trở thắc mắc, mọi người có thể tham khảo phần học kinh dịch như thế nào ở dưới đây để tham khảo riêng. Tuy nhiên, nếu phải đưa ra quan điểm của mình, Cổ học khuyến nghị bạn nên học trước môn kinh dịch ứng dụng. Đó là đi vào học môn Dự Đoán Lục Hào.

Tại sao lại như vậy, chúng ta bây giờ là con người hiện đại, mỗi người đều có rất nhiều việc phải làm, phải suy nghĩ. Điều này dẫn đến thời gian dành cho việc học kinh dịch của chúng ta thực sự là rất ít.

Chính vì lý do eo hẹp về thời gian, chúng ta phải học phần dụng trước, nắm trước dụng pháp để vận dụng nhuần nhuyễn vào thực tế, từ đấy giúp chúng ta vững tin Kinh Dịch là chuẩn mực, càng kích thích lòng ham học trong mỗi chúng ta. Từ đó chúng ta mới có đủ tâm trí để đi vào tìm hiểu bản thể của Kinh Dịch.

Các bạn hãy nhớ rằng, mấu chốt nhất của Kinh Dịch chính là hệ thống 64 quẻ dịch, thông qua 2 khí âm dương hiển hóa qua 2 vạch liền vạch đứt mà diễn hóa sự phát triển của vạn vật muôn loài…

Để có thể tự học Kinh Dịch Dự Đoán Lục Hào, các bạn cần tuần tự tham khảo các bộ sách sau:

Tăng San Bốc Dịch – Một tác phẩm đúc kết tinh huyết cả một đời của Dã Hạc Lão Tiên Sinh. Đọc quyển này các bạn sẽ tiếp thu được những kiến thức cơ bản, chuẩn chỉ nhất của môn Dự Đoán Lục Hào

Lục Hào Cổ Bốc Tổng Luận Thiên – Một bộ sách phân tích toàn bộ các yếu quyết cực kỳ quan trọng khi luận quẻ như Ảnh hưởng của tổ hợp Nhật Nguyệt đến Hào Quẻ, Tổ hợp biến hóa giữa Hào Dụng Thần (Việc cần luận đoán) và Hào Thế (Bản thân người cần luận đoán) trong quẻ…

Bộ này sau khi bạn đã nghiên cứu qua cuốn Tăng San Bốc Dịch thì nên tiến hành đọc để hiểu một cách sâu sắc các yếu tố cần sử dụng để luận quẻ

Tăng San Bốc Dịch Quẻ Bình – Một tác phẩm giải thích lại chi tiết toàn bộ các ví dụ trong quyển Tăng San Bốc Dịch. Điểm mạnh của Dã Hạc là kinh nghiệm luận đoán phong phú, nhưng điểm yếu của cụ lại là phương pháp sư phạm, nên các ví dụ giải thích khá lao thảo và mang tính chất giấu nghề. Chu Lão Tiên Sinh đã dồn hết tâm huyết đúc kết ra 2 bộ sách để giải thích tường tận các vấn đề còn giấu kín trong Tăng San Bốc Dịch là bộ

Tăng San Bốc Dịch Quẻ Bình – Giải thích, phân tích lại toàn bộ ví dụ trong Tăng San Bốc Dịch.

Bộ Quẻ Bình này các bạn đọc sau bộ Cổ Bốc, sau khi các bạn đã nắm được kiến thức luận đoán cơ bản từ Tăng San, sau khi bạn đã nắm được cơ bản các kiến thức nâng cao và chuyên sâu trong bộ Cổ Bốc Tổng Luận Thiên.

Làm được như vậy thì chỉ cần 6 tháng đến 1 năm là các bạn đã có trình độ rất cứng, rất chắc về bộ môn Dự Đoán Lục Hào…

Mã Tranh Thức Thiện Tâm
Mã Tranh Thức Thiện Tâm

Mã Tranh Thức Thiện Tâm ra đời trong bối cảnh muốn truyền đạt, hệ thống, cung cấp, cập nhật các nội dung, kiến thức mới nhất về các tín ngưỡng dân gian tại Việt Nam. Đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và tín ngưỡng thờ Sơn Trang.

Bài viết: 4