Ý nghĩa của lễ tiễn Ông Công Ông Táo
  1. Home
  2. TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
  3. Ý nghĩa của lễ tiễn Ông Công Ông Táo

Ý nghĩa của lễ tiễn Ông Công Ông Táo

Nghi thức tiễn Ông Công Ông Táo về trời không chỉ đơn thuần là một tập tục, mà còn chứa đựng những ý nghĩa tâm linh sâu sắc, gắn kết con người với thế giới tâm linh, với trời đất và với những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Hãy cùng Mã Tranh Thức Thiện Tâm tìm hiểu về ý nghĩa của lễ tiễn Ông Công Ông Táo trong văn hóa Việt Nam qua chia sẻ của Nhà văn hoá tâm linh Phan Oanh.

Ý nghĩa của lễ tiễn Ông Công Ông Táo
Ý nghĩa của lễ tiễn Ông Công Ông Táo

Trong mỗi gia đình, một không gian nho nhỏ thì nó đều đòi hỏi 3 lượng khí: Thiên, Dương và Âm. Ba nguồn năng lượng này, ba luồng khí này gắn kết với nhau hài hòa, cân đối thì cái nơi ở của chúng ta được yên, an lành và dẫn đến an vui.

Một là – Trách nhiệm của Ông Thần Linh là chủ về khí âm trong cái không gian đó.

Hai là – Trách nhiệm của Ông Táo Quân Vua Bếp là chủ về Dương khí.

Khi người ta làm nhà, mua nhà hay có một ngôi nhà, bao giờ cũng rất quan tâm đến vấn đề đặt ban thờ ở đâu, đặt bếp ăn ở đâu và đâu là các không gian để cho Ông Thần Linh vận hành, giúp cho gia đình nhà mình Âm Dương phải cân đối, khí chất được điều hòa. Để tạo cho cái môi trường sống của chúng ta có ý nghĩa giữa mối quan hệ Con người với Thiên Nhiên: “Thiên Địa Nhân được đồng nhất lý”.

Cho nên, một đằng chủ về phần Âm, từ độ tuổi 75 trở lên, thì tôi thấy ngày xưa làm nhà, các cụ bao giờ cũng phải cách phần hậu. Đất đai, ruộng vườn rộng rãi thì không ai xây cận đất mà người ta đều lùi lại, rộng rãi thì 3 thước, hẹp thì 3 bước. Để cho ngôi nhà này, nhiệm vụ của Ông Thần Linh, ông ấy vận hành cho nó có đường đi lối lại vào ra, để trưởng dưỡng cho cái ngôi nhà ấy được tốt đẹp.

Người ta quan tâm đến phần bếp, nơi hàng ngày đun nước nấu ăn vô cùng quan trọng. Chúng ta không nên để cái bếp vào gầm cầu thang, hoàn toàn không nên, bởi vạn vật có Thần. Lá rau, hạt gạo, quả đỗ, quả cà chua,… nó đều có năng lượng. Những cái năng lượng này không ai người ta gọi là Thần nhưng nó có đủ hai phần: “Hữu hình là quả cà chua, vô hình là năng lượng của quả cà chua”. Vì thế khi người ta làm bếp, thường chọn cái không gian thoáng đãng để người ta tổ chức cái bếp ăn, bởi vì cái này nó liên quan đến vấn đề thực dưỡng cho tất cả mọi thành viên.

Một việc nữa, người ta có thể chọn một nơi tôn nghiêm, trang nghiêm làm bàn thờ thì Ông Thổ Công có nhiệm vụ ngự cùng với Gia tiên Tiền Tổ.

Theo tôi, các nhà Địa chủ ngày xưa, các nhà giàu ở nhà quê, tôi thấy chỉ có một bát nhang thôi: “Trời, Phật ngự trên, Gia Tiên ngự dưới”, nó là trục hoành và trục tung rất rõ ràng.

Còn bây giờ cái nhà bé xíu chúng ta cũng phải đủ 3 bát nhang. Nghe thờ một bát nhang không yên tâm. Vì chẳng ai cắt nghĩa nên không hiểu biết thế là cuối cùng chúng ta lại phải tôn cho đủ 3 bát. Một bát thờ Ông Thần Linh, bát thứ hai thờ Cửu huyền thất tổ. Xong lại nghĩ, thờ hai bát lại sợ chữ Sinh ứng vào chữ Tử, lại phải ra một bát của Bà Cô, hay một bát của Ông Mãnh cho nó đủ ba bát hương.

Tôi xin thưa, chúng ta đang trong một vòng luẩn quẩn. Và cái đó vì không hiểu cho nên chúng ta tổ chức một cái hệ thống ban thờ trong gia chung nhà rộng rãi khỏi phải nói, nhưng nhà hẹp thì nhiều khi trăn trở, nhiều khi lo âu -> Rồi từ trăn trở lo âu dẫn đến sợ hãi -> Từ cái sợ hãi làm cho ta bất an -> Làm cho ta bất an để ta có một ngôi nhà mới ta lại thấy lo hơn là thấy vui. Thế là chúng ta lại tích tụ phiền não vào trong tâm khảm chúng ta rồi.

Chúng ta phải hiểu chức năng của Thần Linh làm gì? Táo Quân Vua Bếp làm gì?

Và cái Ông Thổ côngKhí Thiên Tiên điều tiết, không có Âm Dương mà nó chập nhau thì nổ tung ra mất. Đức Phật gọi cái đó là con đường Trung Đạo. Bên này là Âm, bên này là Dương thì chúng ta phải có một con đường Trung Đạo, một cái trục Thần Đạo để cân bằng lại về mặt Âm Dương.

Nếu Đạo nó là một đường tròn, thì một bên là Âm, một bên là Dương liệu đã đủ chưa? Tư duy như vậy cũng coi là tạm được, nhưng cái quan trọng là Âm, Dương là phải cân đối. Phần năng lượng ÂmDương trong con người chúng ta mất cân đối thì chúng ta sẽ chóng mày say mặt hay chúng ta quen gọi là phải cảm, là chúng ta bất an – nó chưa thành bệnh nhưng nó chao đảo. Chúng ta phải hiểu điều này để không quá sợ hãi, không quá vội vàng mà phải tôn nghiêm.

Chức năng của ba vị Thần này làm gì?

Ông Thổ Công: Ghi CôngTội của gia chủ, giản đơn thế thôi.

Bác làm bác cứ làm, bác ứng xử bác cứ ứng xử. Bác mở Tâm Thiện, bác làm việc Đức tôi ghi công. Còn bác hành xử mà trái quy luật (tức là trái Đạo) thì tôi ghi tội. Và Ông Thổ công không mua bán bằng tiền đâu nhé.

Đây là nhiệm vụ của Mẹ Thiên Nhiên giao cho Ngài, Ngài không làm Ngài phải chịu tội. Có một lực lượng khác kiểm tra Ngài, chứ chúng ta đừng xem Táo Quân trên màn hình “Gặp nhau cuối năm”.

Táo Quân Vua Bếp: Là người chăm lo cái việc trường dưỡng cho gia chung.

Và điều kỳ diệu là ngày 23 tháng Chạp thì chúng ta Tiễn Ông Công và Ông Táo về Trời, chứ còn Ông Thần Linh mời ở lại mà “giữ gôn”. Giống như chúng ta đi ngủ, có khi chúng ta xuất thần đi đâu không biết. Nhưng vẫn còn một nguồn năng lượng để giữ lại cơ thể của chúng ta không tắt lịm. Vì vậy nhiệm vụ của các Ngài lên nộp báo cáo và tất cả báo cáo ấy 12 tháng, 12 câu thơ cộng với 1 câu tổng kết là 13 câu lên “Giời”.

Đức Năng thắng số chính là ở Cụ Táo Quân Vua Bếp này. Đây là các vị Thần vô vàn trung và liêm khiết, thực hiện nhiệm vụ của Mẹ Thiên Nhiên biên chép thật đầy đủ. Và cứ ngày 23 là bay lên “Giời” dâng cáo trạng. Bay xong các Cụ lại hạ phàm, lại về Hạ Giới, lại đủ bộ ba.

Cho nên số 7 là con số Vũ Trụ và số 3 là con số của hành tinh, của chiều không gian trái đất này.

Vậy chúng ta hiểu càng cặn kẽ, thì nó sẽ có một cái hiệu quả là công việc của chúng ta làm hàng ngày có người dõi bước. Nếu chúng ta có Đức Tin trong sáng, hiểu đúng hàm nghĩa của Trời và Đất, thì chúng ta luôn luôn tự nhắc nhở là hàng ngày chúng ta học tập, hàng ngày chúng ta ứng xử, hàng ngày chúng ta ứng dụng cái thân này, cái khẩu này, cái ý này đều có người theo dõi, có người biên chép, có người tính điểm.

Phải chăng các vị ấy đương đóng một vai Ban giám khảo số 1 rất quan trọng. Không đòi hỏi cả chỗ thờ, không đòi hỏi cả chỗ ngự. Ai nhớ đến tôi cũng làm, mà ai không nhớ đến tôi vẫn cứ làm, đây là nhiệm vụ mà Trời giao cho tôi. Cho nên chức năng của Ông Thổ Công, Táo Quân Vua Bếp (Tôi mở ngoặc đơn nói luôn tại sao lại chỉ có khí Thiên Tiên về Trời? Tại sao chỉ có Táo Quân Vua Bếp? Bởi vì chỉ có Táo Quân Vua Bếp là giám sát, tiễn đi rồi lại về). Cho nên đủ bộ ba, một lễ cho Ông Công và Táo Ông, Táo Bà một lễ, Âm Dương cũng đầy đủ, đủ cơ số 3. Tôi nhắc lại, hành tinh chúng ta là cơ số 3:

  • Một là Nhất;
  • Hai là Biến;
  • Ba là Hoá (Là sự chuyển hoá. Trong nhà Phật thì sự chuyển hoá này là Vô Thường. Trong triết học hiện đại người ta gọi thuộc tính của vật chất là vận động)

Cho nên theo tôi ngôn ngữ cổ, ngôn ngữ kiến thức hay ngôn ngữ dân gian nó gặp nhau ở một điểm rất cơ bản. Vì vậy ngày hôm nay tôi xin nói chức năng của Ông Thổ Công, chức năng của Táo Quân Vua Bếp và chức năng của vị Thần Linh là gì?! Mong các vị đón nhận.

3 lượt xem | 0 bình luận
Người đi trước dắt người đi sau. Đừng gây chia rẻ cho sầu lòng Cô.
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái
Đề xuất cho bạn

Avatar

Cloud
Đồng ý Cookie
Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi